Những từ dịch nghĩa hoặc giữ nguyên âm tiếng Phạn thường dùng
- Đức Phật Năng Tịch / Năng Nhân Tịch Tĩnh ⇔ Ở trong Kinh tạng có nhiều tên gọi khác nhau, như là Thích-ca-mâu-ni / Thích-ca-văn / Thích-ca Tịch Tĩnh / Năng Nhân Tịch Mặc. Âm tiếng Phạn là 「śākyamuni」. 「śākya」 ➝ Năng Nhân (năng trong năng lực, nhân trong nhân nghĩa), là tên của dòng tộc Ngài; 「muni」 ➝ tịch tĩnh. Khi Đức Phật mới xuất gia, ngài vào thành khất thực, dáng vẻ của ngài rất tịch nhiên và tĩnh lặng, cho nên danh hiệu của ngài xuất phát kể từ đó.
- Đức Phật Vô Lượng Quang / Vô Lượng Thọ ⇔ A-di-đà / Di-đà ▫ 「amitābha」 ➝ Vô Lượng Quang; ābha ➝ quang [minh] ▫ 「amitāyus」 ➝ Vô Lượng Thọ; amita ➝ vô lượng ▫ āyus ➝ thọ [mạng].
- Tôn giả Khánh Hỷ ⇔ A-nan / A-nan-đà / Hoan Hỷ ▫ 「ānanda」 ▫ Vào ngày Đức Phật thành Đạo cũng chính là ngày vị Tôn Giả này chào đời. Bấy giờ khắp cả nước đều vui mừng khi nghe tin Đức Phật thành Đạo. Thế nên cha của ngài đặt tên là Khánh Hỷ.
- Tôn giả Thu Lộ Tử ⇔ Xá-lợi-phất / Xá-lợi Tử ▫ 「śāriputra」 ▫ śarī là tên của mẹ ngài, nghĩa là Thu Lộ, tên của một loài chim, bởi vì mắt của mẹ ngài sáng đẹp như loài chim thu lộ vậy; putra nghĩa là tử [con trai].
- Diệu Cát Tường Bồ-tát ⇔ Văn-thù-sư-lợi / Mạn-thù-thất-lợi ▫ 「mañjuśrī」 ▫ mañju ➝ [vi] diệu; śrī ➝ cát tường.
- Từ Thị Bồ-tát ⇔ Di-lặc ▫ 「maitreya」
- Thế giới Kham Nhẫn ⇔ Sa-bà / Sách-ha ▫ 「sahā」 ➝ kham nhẫn. Ý nói rằng chúng sanh ở thế giới này phải nhẫn chịu nhiều phiền não. Còn có nghĩa là Bồ-tát ở cõi này có thể nhẫn thọ các khổ não để làm lợi ích cho chúng sanh.
- giác / tuệ giác / Đạo ⇔ Bồ-đề ▫ 「bodhi」
- tịch diệt ⇔ Niết-bàn / Nê-hoàn / Nê-viết ▫ 「nirvāṇa」
- Cứu Cánh Tịch Diệt ⇔ Bát-niết-bàn ▫ 「parinirvāṇa」
- Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ⇔ A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề ▫ 「anuttarā-samyak-saṃbodhi」
- Diệu Tuệ ⇔ Bát-nhã ▫ 「prajñā」
- Pháp Đến Bờ Kia / Đáo Bỉ Ngạn ⇔ Ba-la-mật ▫ 「pāramitā」
- Trí Độ / Diệu Tuệ Độ / Diệu Tuệ Đến Bờ Kia ⇔ Bát-nhã Ba-la-mật ▫ 「prajñā-pāramitā」
- quy mạng / quy y / kính lễ ⇔ nam-mô ▫ 「namo」 ▫ Quy có nghĩa là trở về, mạng là tánh mạng; ý nói rằng hành giả dùng hết tánh mạng để trở về nương tựa. Ở trong Kinh điển Đại Thừa thì chỉ có chư Phật và Bồ-tát ở Địa Thứ Tám trở lên mới thì hành giả mới được quy y, quy mạng. Địa Thứ Tám gọi là Bất Động Địa; Bồ-tát ở quả vị này mới được chư Phật thọ ký sẽ thành Phật vào đời vị lai, bởi bắt đầu ở quả vị này quyết định sẽ thành Phật, tuyệt không bao giờ còn bị thoái lui vào những quả vị thấp hơn. Tất cả bậc thánh hiền ở dưới Địa Thứ Tám đều dùng là kính lễ. Trong thần chú ta thường thấy chữ nam-mô ở trước tên của chư thiên vương, hoặc quỷ thần vương, thì nên hiểu là kính lễ. Khi niệm danh hiệu của chư Phật và Bồ-tát thì bắt buộc phải có nam-mô, quy mạng, hay quy y ở trước danh hiệu của vị đó, không thể cắt bỏ để cho ngắn gọn được.
- Đại Thừa ⇔ Ma-ha-diễn / Ma-ha-diên ▫ 「Mahāyana」
- Biệt Giải Thoát ⇔ Ba-la-đề-mộc-xoa ▫ 「prātimokṣa」
- Kinh tạng ⇔ Tu-đa-la tạng ▫ 「sūtra piṭaka」
- Luật tạng ⇔ Tỳ-ni tạng ▫ 「vinaya piṭaka」
- Luận tạng ⇔ A-tỳ-đàm tạng ▫ 「abhidharma piṭaka」
- Chỉ / Tịch Chỉ ⇔ Xa-ma-tha ▫ 「śamatha」
- Quán / Diệu Quán ⇔ Tỳ-bà-xá-na ▫ 「vipaśyanā」
- Tổng Trì ⇔ Đà-la-ni ▫ 「dhāraṇī」
- Đẳng Trì ⇔ Tam-muội / Tam-ma-địa / Tam-ma-đề ▫ 「samādhi」
- Đẳng Chí ⇔ Tam-ma-bát-để ▫ 「samāpatti」
- bình đẳng ⇔ tam-muội-da / tam-ma-da ▫ 「samaya」
- tương ứng ⇔ du-già ▫ 「yoga」
- thành tựu ⇔ tất-địa ▫ 「siddhi」
- sự nghiệp ⇔ yết-ma ▫ 「karmadāna」
- đàn / pháp đàn ⇔ mạn-noa-la ▫ 「maṇḍala [man đa la]」
- Pháp y ⇔ cà-sa ▫ 「kāṣāya」
- Đạo Nhân ⇔ Sa-môn ▫ 「śramaṇa」
- Phạm Chí ⇔ Bà-la-môn ▫ 「brāhmaṇ」
- trời Tam Thập Tam ⇔ trời Đao-lợi ▫ 「trāyastriṃśa」
- trời Thiện Thời ⇔ trời Tu-dạ-ma ▫ 「suyāma」
- trời Hỷ Túc ⇔ trời Đâu-suất / Đâu-suất-đà ▫ 「tuṣita」
- trời Sắc Cứu Cánh ⇔ trời A-ca-ni-tra ▫ 「akaniṣṭha」
- châu Thắng Thân ⇔ Phất-bà-đề / Phất-vu-đãi ▫ 「pūrvavidehaḥ」
- châu Ngưu Hóa ⇔ Cù-da-ni / Câu-da-ni ▫ 「aparagodānīyaḥ」
- châu Thắng Kim ⇔ Diêm-phù-đề / châu Thiệm-bộ ▫ 「jambudvīpa」
- châu Cao Thắng ⇔ Uất-đơn-việt ▫ 「uttarakuruḥ」
- Thế Tôn ⇔ Bạc-già-phạm / Bà-già-bà ▫ 「bhagavān」
- Độc Giác ⇔ Bích-chi-phật ▫ 「pratyekabuddha」
- Ưng Chân ⇔ A-la-hán / La-hán ▫ 「arhan」 ▫ the One Worthy of Offerings ▫ Ưng [Cúng] Chân [Nhân]; ưng có nghĩa là nên/đáng/xứng đáng; ý nói rằng đây là bậc chân chánh xứng đáng tiếp thọ cúng dường, bởi bắt đầu ở quả vị này đã lìa khỏi ba cõi, thoát ly sanh tử.
- Bất Lai ⇔ A-na-hàm ▫ 「anāgāmin」
- Nhất Lai ⇔ Tư-đà-hàm ▫ 「sakṛdāgāmin」
- Dự Lưu ⇔ Tư-đà-hoàn ▫ 「srotāpanna」
- Bhikṣu [bíc su] ⇔ Bật-sô / Bí-sô / Bỉ-khâu / Tỳ-kheo / Tỳ-khưu / Tỷ-khưu
- Bhikṣuṇī [bíc su ni] ⇔ Bật-sô-ni / Bí-sô-ni / Bỉ-khâu-ni / Tỳ-kheo-ni / Tỳ-khưu-ni / Tỷ-khưu-ni
- Học Pháp Nữ ⇔ Thức-xoa-ma-na ▫ 「śikṣamāṇā」
- Cần Sách Nam ⇔ Sa-di ▫ 「śrāmaṇera」
- Cần Sách Nữ ⇔ Sa-di-ni ▫ 「śrāmaṇerī」
- Thanh Tín Nam ⇔ Ưu-bà-tắc ▫ 「upāsaka」
- Thanh Tín Nữ ⇔ Ưu-bà-di ▫ 「upāsikā」
- quỷ tiệp tật ⇔ dạ-xoa ▫ 「yakṣa」
- quỷ bạo ác ⇔ la-sát ▫ 「rākṣāsa」
- tầm hương thần ⇔ càn-thát-bà ▫ 「gandharva」
- phi thiên ⇔ a-tu-la ▫ 「asura」
- kim sí điểu ⇔ ca-lâu-la ▫ 「garuḍa」
- nghi thần ⇔ khẩn-na-la ▫ 「kinnara」
- đại mãng xã ⇔ ma-hầu-la-già ▫ 「mahoraga」
- thành Phong Đức ⇔ thành Xá-vệ / Thất-la-phiệt ▫ 「śrāvastī」
- thành Quảng Nghiêm ⇔ thành Tỳ-xá-ly ▫ 「vaiśāli」
- thành Thượng Mao ⇔ thành Câu-thi-na ▫ 「kuśinagara」
- thành Hoàng Sắc ⇔ thành Ca-tỳ-la ▫ 「kapilavatthu」
- núi Diệu Cao ⇔ núi Tu-di ▫ 「sumeru」
- núi Thứu Phong ⇔ núi Kỳ-xà-quật ▫ 「gṛdhrakūṭa」
- hồ Vô Nhiệt Não ⇔ hồ A-nậu-đạt ▫ 「anavatapta」
- cây kiên cố ⇔ cây sa-la ▫ 「śāla」
- hoa sen trắng ⇔ hoa phân-đà-lợi ▫ 「puṇḍarīka」
- hoa sen hồng ⇔ hoa ba-đầu-ma ▫ 「padma」
- hoa linh thụy ⇔ hoa ưu-đàm ▫ 「udumbara」
- hoa vi diệu âm ⇔ hoa mạn-đà-la ▫ 「māndārava」
- dịch trình ⇔ do-tuần / du-thiện-na / do-diên / du-xà-na ▫ 「yojana」 ▫ Đây là khoảng cách cho lộ trình một ngày hành quân của đế vương thời cổ, hoặc dài 30 dặm hay 40 dặm (360 bước là 1 dặm, khoảng 500 mét cho 1 dặm). Độ dài tương đương với lộ trình giữa hai dịch trạm (trạm dùng ngựa để chuyển văn thư thời xưa). Dịch nghĩa của yojana là hạn lượng, dịch, hay trình. Hai chữ dịch trình được kết hợp để dễ dàng nhận dạng cho một đơn vị.
- nayuta [na du ta] ⇔ na-do-tha / na-dữu-đa / na-thuật
- vô số ⇔ a-tăng-kỳ
- Tôn giả Đại Thải Thục Thị ⇔ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ▫ 「maudgalyāyana」
- Tôn giả Đại Ẩm Quang ⇔ Tôn giả Đại Ca-diếp ▫ 「mahākāśyapa」
- Tôn giả Mãn Từ Tử ⇔ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử ▫ 「pūrṇamaitrāyaṇīputraḥ」
- Tôn giả Hỷ Lạc ⇔ Tôn giả Nan-đà ▫ 「nanda」
- Tôn giả Thiện Hiện ⇔ Tôn giả Tu-bồ-đề ▫ 「subhūti」
- Tôn giả Phú Chướng ⇔ Tôn giả La-hầu-la ▫ 「rāhula」
- Tôn giả Vô Diệt ⇔ Tôn giả A-nậu-lâu-đà ▫ 「aniruddha」
- Tôn giả Giải Bổn Tế ⇔ Tôn giả A-nhã-kiều-trần-như ▫ 「ājñāta-kauṇḍinya」
- Tôn giả Cận Thủ ⇔ Tôn giả Ưu-ba-ly ▫ 「upāli」
- Tôn giả Thiên Thọ ⇔ Tôn giả Đề-bà-đạt-đa ▫ 「devadatta」
- Đại Tự Tại Thiên ⇔ Ma-hê-thủ-la Thiên ▫ 「maheśvara」
- Nhân Sanh Bổn Thiên ⇔ Na-la-diên Thiên ▫ 「nārāyaṇa」
- Năng Thiên Đế ⇔ Thích-đề-hoàn-nhân ▫ 「śakro-devānāmindra」
- vua Thắng Quân ⇔ vua Ba-tư-nặc ▫ 「prasenajit」
- vua Ảnh Thắng ⇔ vua Tần-bà-sa-la ▫ 「bimbisāra」
- vua Vị Sanh Oán ⇔ vua A-xà-thế ▫ 「ajātaśatru」
- Trưởng giả Thiện Thí ⇔ Trưởng giả Tu-đạt / Tu-đạt-đa ▫ 「sudatta」
- Thái tử Chiến Thắng ⇔ Thái tử Kỳ-đà ▫ 「jeta」
- Phu nhân Đại Huyễn ⇔ Phu nhân Ma-ha-ma-da ▫ 「mahāmāyā」
- Di mẫu Đại Thắng Sanh Chủ ⇔ Di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề ▫ 「mahāprajāpatī gautamī」
- Công chúa Trì Xưng ⇔ Công chúa Da-du-đà-la ▫ 「yaśodharā」
- Vô Nhiệt Não Long Vương ⇔ A-nậu-đạt Long Vương ▫ 「anavatapta-naga-rāja」
- Hải Long Vương ⇔ Sa-kiệt-la Long Vương ▫ 「sāgara-naga-rāja」
- Hỷ Lạc Long Vương ⇔ Nan-đà Long Vương ▫ 「nanda-naga-rāja」
- Hiền Hỷ Long Vương ⇔ Bạt-nan-đà Long Vương ▫ 「upananda-naga-rāja」
- Trì Quốc Thiên Vương ⇔ Đề-đầu-lại-tra Thiên Vương ▫ 「dhṛtarāṣṭra」
- Tăng Trưởng Thiên Vương ⇔ Tỳ-lâu-lặc-xoa Thiên Vương ▫ 「virūḍhaka」
- Quảng Mục Thiên Vương ⇔ Tỳ-lưu-bác-xoa Thiên Vương ▫ 「virūpākṣa」
- Đa Văn Thiên Vương ⇔ Tỳ-sa-môn Thiên Vương ▫ 「vaiśravaṇa」
* Những từ dịch âm được lấy một chữ để dùng: Phật-đà (Đức Phật), Tăng-già (Tăng đoàn), Bật-sô-ni (chư Ni), Hằng-già (sông Hằng), thiền-na (thiền định), kiếp-ba (kiếp), Diêm-ma / Diễm-ma-la (Diêm Vương), Phạm-ma (Phạm Thiên), chiên-đàn (hương đàn)
Những từ tiếng Phạn và cách đọc âm tiếng Việt
- abhimaṁru: a bi mâm ru
- acilillanā: a chi li la na
- akṣobhya: ác sô bi a
- āmalakī: a ma la ki
- bhikṣu: bíc su
- bhikṣuṇī: bíc su ni
- bodhyaṅgapuṣpakara: bô đi ân ga bu sờ ba ca ra
- cāka: cha ca
- candrabhāgā: chanh đờ ra ba ga
- cundī: chun đi
- dhāyini: đa di ni
- elāpattra: ê la bách tra
- erāvatī: ê ra qua ti
- gopaka: gô ba ca
- harītakī: ha ri ta ki
- himaratī: hi ma ra ti
- hullura: hu lu ra
- jambū: cham bu
- kalaśodarī: ca la sô đa ri
- kamkara: cam ca ra
- kapila: ca bi la
- kauśika: câu si ca
- kāśīka: ca si ca
- kāyale: ca da lê
- kelava: ke la va
- kṛkāla: cờ ri ca la
- krośa: cờ rô sa
- kubera: cu bê ra
- kundapadhaṇiyaka: cun đa ba đa ni da ca
- maṇi: ma ni
- maṇḍala: man đa la
- mātaṅga: ma tân ga
- mithilā: mi thi la
- nayuta: na du ta
- oṃ: ôm
- pala: ba la
- pāṇḍuka: ban đu ca
- piṅgala: bin ga la
- raṇi: ra ni
- ratikarahasanam: ra ti ca ra ha sa nâm
- śankara: san ca ra
- śaṅkha: sân kha
- śatadruḥ: sa ta đờ ru hu
- sāvitrī: sa vi tri
- sumāgandhā: su ma ganh đa
- suraṣṭa: su ra sờ ta
- tāmra: tam ra
- timiṃgira: ti mim gi ra
- upalāla: u ba la la
- vardhana: va đa na
- vāsava: va sa va
- vibhītakī: vi bi ta ki
- vimbara: vim ba ra
- virādha: vi ra đa
- yamunā: da mu na
- chính ⇔ chánh
- sinh ⇔ sanh
- phúc ⇔ phước
- tính ⇔ tánh
- đỉnh ⇔ đảnh
- lĩnh ⇔ lãnh
- đỗ ⇔ đậu
- nghìn ⇔ ngàn
- nhăm ⇔ lăm
- hổ ⇔ cọp
- báo ⇔ beo
- muộn ⇔ trễ
- bát ⇔ chén
- chăn ⇔ mền
- béo ⇔ mập
- nhanh ⇔ mau
- thuê ⇔ mướn
- nhặt ⇔ lượm
- ngã ⇔ té
- vừng ⇔ mè
- dẫu cho ⇔ cho dù
- mặc dầu ⇔ mặc dù
- thìa ⇔ muỗng
- đĩa ⇔ dĩa
- vẹt ⇔ két
- buồn nôn ⇔ bị ói
- quả tim ⇔ trái tim
- áo ấm ⇔ áo lạnh
- vồ lấy ⇔ chụp lấy
- khuân vác ⇔ khiêng vác
- chung quanh ⇔ xung quanh
- buồn cười ⇔ mắc cười
- nhà cao tầng ⇔ nhà lầu
- bí ngô ⇔ bí đao
- bí đỏ ⇔ bí rợ
- quả na ⇔ mãng cầu
- chuột rút ⇔ vọp bẻ
- thi trượt ⇔ thi rớt
- ngày kia ⇔ ngày mốt
- anh cả ⇔ anh hai
- anh hai ⇔ anh ba
- chị cả ⇔ chị hai
- chị hai ⇔ chị ba
- đánh rắm ⇔ xì hơi
- cốc vại ⇔ ly cối
- đậu phụ ⇔ đậu hũ
- lạc ⇔ đậu phộng
- đỗ tương ⇔ đậu nành
- củ đậu ⇔ củ sắn
- bánh nếp ⇔ bánh ít
- đậu khế ⇔ đậu rồng
- quả bóng ⇔ trái banh
- quả roi ⇔ trái mận
- dẫu ⇔ dù
- lợn ⇔ heo
- giầy ⇔ giày
- phết ⇔ phẩy
- linh ⇔ lẻ
- mũ ⇔ nón
- rán ⇔ chiên
- cân ⇔ ký
- đắt ⇔ mắc
- gầy ⇔ ốm
- ốm ⇔ bệnh
- quả ⇔ trái
- mắng ⇔ chửi
- bố ⇔ cha
- ô ⇔ dù
- lọ ⇔ chai
- cốc ⇔ ly
- hỏng ⇔ hư
- ngô ⇔ bắp
- dứa ⇔ thơm
- gáy ⇔ ót
- bâu ⇔ bu
- mang ⇔ đem
- xem ⇔ coi
- 生sinh ⇔ 生sanh
- 正chính ⇔ 正chánh
- 政chính ⇔ 政chánh
- 性tính ⇔ 性tánh
- 福phúc ⇔ 福phước
- 頂đỉnh ⇔ 頂đảnh
- 領lĩnh ⇔ 領lãnh
- 豆đỗ ⇔ 豆đậu